Giải mã 7/13 chìa khóa CEO thành công!

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta biết về các chìa khóa để đi tới vị trí cao nhất của 1 đất nước, thì ở bài viết này chúng ta gói gọn nó trong mô hình một Doanh nghiệp. Về cơ bản “chìa khóa” đó là một tập hợp câu hỏi đúng hay sai.

Giải mã 7/13 chìa khóa CEO dựa theo câu chuyện “Prediciting the Next President: The Keys to the White House”

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta biết về các chìa khóa để đi tới vị trí cao nhất của 1 đất nước, thì ở bài viết này chúng ta gói gọn nó trong mô hình một Doanh nghiệp. Về cơ bản “chìa khóa” đó là một tập hợp câu hỏi đúng hay sai. Nếu đa số các câu hỏi được trả lời là đúng, thì người đương nhiệm sẽ được giữ chỗ của mình trong Doanh nghiệp, và nếu không thì đó là lúc vị trí đó để cho một gương mặt mới đại diện cho tổ chức.

Doanh nghiệp cần nhìn vào thực tế, có khung mô hình kinh doanh và chiến lược rõ ràng. CEO có xứng đáng để nhân viên tìm và tự nguyện đi theo hay không? (có thể theo nguyên lý “Lãnh đạo 5 cấp độ” của John Maxwell.)

Chìa khóa thành công của CEO là nhìn vào bức tranh tổng thể. Chúng ta cùng Giải mã 07/13 chìa khóa CEO (bốn chính trị, bảy thành tích và hai tính cách)

Có 02 chìa khóa liên quan đến con người: Truyền cảm hứng và khả năng thu hút con người.

Không đánh giá trên bài phát biểu hùng hồn khi nhậm chức mà là những hành động thiết thực của CEO trong công việc.

1.     Chìa khóa tín nhiệm (được NLĐ tín nhiệm)

2.     Chìa khóa miễn nhiễm bê bối (không có tai tiếng)

3.     Chìa khóa đối ngoại (thành tựu ngoại giao – mở rộng quan hệ hợp tác)

4.     Chìa khóa sức hút đương nhiệm (trên 80% nhân viên hướng về lãnh đạo)

5.     Chìa khóa kinh tế ngắn hạn (tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm, không để suy thoái)

6.     Chìa khóa kinh tế dài hạn (Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng hàng năm không được âm)

7.     Chìa khóa bất ổn xã hội  (không có khủng hoảng nội bộ, đấu tranh nội bộ - Trách nhiệm xã hội được chú trọng)

8.     Ngoài ra có 3 tiêu chí về chính trị chúng ta có thể chưa phân tích đến.

Sự tín nhiệm: Tại sao cần xây dựng sự tín nhiệm trong một tổ chức? Xây dựng sự tín nhiệm trong tổ chức là điều tiên quyết cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Người lãnh đạo tạo ra được sự tin cậy với các nhân viên của mình có thể phát huy tối đa năng lực của họ để đạt được mục tiêu chung, và ngược lại nhân viên tín nhiệm cấp trên của mình sẽ sẵn sàng dấn thân với những thách thức chung của tổ chức. Mức độ sẵn sàng cho công việc cao, sẵn sàng gánh vác những khó khăn của tổ chức và bảo vệ tổ chức trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu nhà lãnh đạo đạt được sự tín nhiệm này, thì chắc chắn tổ chức đó sẽ phát triển và tăng trưởng.

Sự trong sạch, không tai tiếng: Người đứng đầu, trước hết phải là người không tai tiếng, đặc biệt không tham nhũng, lợi ích và cơ hội cá nhân. Định hướng lựa chọn được nhân sự có thực tài cho vị trí đó chứ không phải là căn cứ vào bằng cấp, người quen, thân, hoặc vì tiền. Người làm lãnh đạo cần nhất là sự tường minh, không có bất cứ vết gợn nào trong quá khứ để ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

Đối ngoại – hợp tác: Thành tựu trong đối ngoại giúp Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, lãnh đạo cần lựa chọn được những mối quan hệ đối ngoại nhằm giúp cho Doanh nghiệp phát triển dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Lãnh đạo xuất chúng cần xây dựng được chiến lược ngoại giao thông minh trong môi trường toàn cầu, tối đa hóa lợi ích của hợp tác quốc tế đa phương.

Sức hút đương nhiệm (có thể coi như đối nội): Để xây dựng được 1 hệ thống vững mạnh, không mâu thuẫn, cần có hệ thống quản trị vận hành hiệu quả, minh bạch và mang lại giá trị cho các thành viên. Kỷ luật và thưởng phạt nghiêm minh, giữ môi trường làm việc chuyên  nghiệp. Bảo vệ quyền lợi của người lao động trong hệ thống, phù hợp với các quy chế của Công ty. Xây dựng hệ thống mô hình tổ chức, con người, và môi trường làm việc hiệu quả. Từ đó thu hút con người, có được lòng tin tuyệt đối.

 

Chìa khóa kinh tế ngắn hạn: ngắn hạn thể hiện rằng yếu tố tăng trưởng doanh thu cần đạt trong 1 khoảng thời gian nhất định để làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Nếu đi sai đường dù đã làm 3-10 năm vẫn không thể phát triển, điển hình từ 5 năm thường cái chết của sự dàn trải, của sự lãng phí nguồn lực đặc biệt phân tán tài chính vào lĩnh vực không thế mạnh. Vì vậy, lãnh đạo cần phát triển trọng tâm trong ngắn hạn.

Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu theo từng giai đoạn và người lãnh đạo cần dẫn dắt đội ngũ để đạt được mục tiêu ngắn hạn này. Sự thành công ngắn hạn tạo đà cho các thành công dài hạn trong tương lai.

Chìa khóa kinh tế dài hạn: Chiến lược là kim chỉ nam cho mọi hành động, công ty sẽ ra sao nếu không có chiến lược dẫn đường? Sau khi công ty đã lựa chọn khách hàng mục tiêu, phát triển các sản phẩm chủ lực cho các phân khúc mục tiêu, việc tiếp theo là cân nhắc nguồn lực và xác định các mục tiêu dài hạn cho công ty và các phòng ban.

 

Tất cả mục tiêu cụ thể theo một tầm nhìn & sứ mệnh đặt ra từ trước, hoạch định tất cả phương thức, phương tiện trên nguồn lực phù hợp để đạt được mục tiêu chiến lược đó trong dài hạn. Để thực hiện được, cần đến các chiến thuật và kế hoạch hành động để đạt được kết quả ở mức tốt nhất với hao phí nguồn lực ít nhất hoặc khai thác nguồn lực có thể tận dụng một cách tốt nhất. Đối với doanh nghiệp, việc đạt được mục tiêu chiến lược đòi hỏi mục tiêu của cả TEAM chứ không phải riêng của giám đốc / chủ doanh nghiệp

Chìa khóa bất ổn xã hội  (không có khủng hoảng nội bộ, đấu tranh nội bộ - Trách nhiệm xã hội được chú trọng):

Bất ổn xã hội, còn được gọi là rối loạn dân sự hoặc bất ổn dân sự, là một hoạt động phát sinh từ một hành vi  bất tuân dân sự (như biểu tình, bạo loạn, hoặc đình công) trong đó những người tham gia trở nên thù địch với chính quyền, và chính quyền gặp khó khăn trong việc duy trì công chúng an toàn và trật tự, trên đám đông vô trật tự:

Vậy thì, để phát triển Doanh nghiệp, lãnh đạo tài ba cần có sự chính trực, TÍN – TÂM – TRÍ – NHÂN để mang lại hạnh phúc cho người lao động. Đó là con mắt nhân sinh quan dành cho lãnh đạo.

Để thành công, CEO sẽ là người:

“Trong cuộc sống, đừng phản ứng, hãy luôn luôn phản hồi.” Khi có một tình huống xảy ra, đừng chỉ đứng nhìn mà không làm gì, hãy tìm cách phản hồi lại. Khi đó, bạn có thể kiểm soát được tình hình trước khi nó trở nên tồi tệ hơn.

“Nếu bạn nhân đôi số thí nghiệm bạn làm mỗi năm, bạn sẽ tăng gấp đôi khả năng sáng tạo của mình.” Hãy không ngừng cố gắng, không ngừng thử sức với những điều mới.

“Cuộc sống rất mong manh. Chúng ta không thể đảm bảo rằng sẽ có ngày mai. Vậy nên hãy dốc hết tất cả những điều chúng ta đang có.” Hãy sống hết mình cho ngày hôm nay, làm việc hết mình, học tập hết mình, cống hiến hết mình. Vì bạn không thể biết được ngày mai sẽ thế nào.

“Tôi đang cố gắng làm việc ít lý trí và nhiều tình cảm hơn. Chúng ta cần lôi cuốn được cảm xúc của nhân viên để tạo ra một môi trường nơi họ có thể đổi mới sáng tạo.” Ông luôn hướng tới việc gắn kết toàn thể nhân viên trong công ty. Điều này sẽ làm nên sức mạnh và giúp khơi nguồn cảm hứng cho công việc.


SprinGO Consultant – Chúc các CEO sức khỏe và thành công!

SPRINGO CO.,LTD

0969 798 944 (zalo, call, mes)

KĐT Vinhome Gardenia Mỹ Đình, Đường Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Web tư vấn doanh nghiệp: https://springo.vn/

Web học nhân sự online trực tuyến: http://hocnhansuonline.com/

Web tuyển dụng: http://vietjobhot.com/

Diễn đàn nhân sự: http://hrspring.vn/index.php

Web thông tin khóa học: http://daotaonhansuhc.com/

Thông tin khác (19)