Nội dung liên quan (19)

BÀI HỌC NHÌN NGƯỜI TỪ GIA CÁT LƯỢNG

Người có trí tuệ thật sự có thể nhìn thấy lòng người chỉ bằng một ánh nhìn. Gia Cát Lượng thời Tam quốc được người đời xưng tụng là trí giả bậc nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Không chỉ tài trí hơn người, Gia Cát Lượng còn sở hữu phương pháp

 

Tài nhìn người của Gia Cát Lượng dựa theo 7 phương diện gói gọn trong 7 CHỮ: Chí, biến, thức, dũng, tính, liêm, tín. 

1. Chí: Cách nhận định tính đúng sai

Đưa ra một vấn đề và nhìn xem cách nhìn nhận của đối phương về tính đúng sai.

Làm thế nào để phán đoán nhân phẩm của một người khi chỉ nhìn vẻ bề ngoài của họ? 

Chúng ta có thể quan sát cách đối phương đưa ra phán đoán, cảm nghĩ và nhận định về một việc nào đó.

Người không thể phân định được đúng sai rất dễ bị lung lay bởi nhiều yếu tố tác động bên ngoài, có xu hướng “gió chiều nào theo chiều đó”, làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả tập thể.

Kiểu người này không hề có khái niệm đúng sai và sự vững vàng trong nội tâm, quen với việc bị điều khiển. Hậu quả chính là tự đánh mất giá trị của bản thân, không thể làm được chuyện lớn.

Chỉ có những người có tầm nhìn xa trông rộng, lập trường kiên định, ôm ấp giấc mộng cao cả mới trở thành người có ích và thành công.

2. Biến: Cách ứng biến với thử thách

Thử hỏi đối phương những vấn đề hóc búa để xem khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của họ.

“Biến” ở đây chính là năng lực ứng biến. Muốn nhìn nhận một con người, chúng ta phải nói chuyện thật nhiều với họ, ép đến “bước đường cùng” để xem cách phản ứng của họ. Gia Cát Lượng cho rằng người có thể hóa giải các vấn đề khó nhằn đều có đầu óc linh hoạt, tư duy nhạy bén.

Phương pháp này được áp dụng trong môi trường công sở để phán đoán năng lực của mỗi nhân viên. Người không thể giải quyết được các câu hỏi hóc búa thường thiết sót năng lực giải quyết vấn đề, không thể đưa ra phán đoán và quyết sách tốt nhất.

3. Thức: Tri thức là công cụ để giải quyết vấn đề

“Thức” chính là kiến thức. Cách một người giải quyết vấn đề phát sinh có thể nói lên trình độ năng lực và kiến thức của họ.

Để đối phương tự đưa ra những vấn đề khác nhau và kèm theo phương hướng giải quyết tương ứng.

Khi một sự cố bất ngờ xảy ra, một người tuy có lòng giải quyết mọi chuyện, muốn giúp người khác bớt lo lắng, nhưng cuối cùng lại “lực bất tòng tâm” vì không có năng lực, cuối cùng không thể thay đổi được kết quả. Vậy nên, kiến thức là một thứ vô cùng quan trọng để con người làm nên đại sự.

4. Dũng: Ý chí đối mặt với thử thách

Người xưa có câu: “Chuyện không khó thì không thể biết được quân tử tài giỏi”. Thử thách cuộc đời chính là một loại khảo nghiệm ý chí cũng cảm của một người.

Để nhìn nhận phẩm chất của người nào đó, hãy thử đề nghị họ giải quyết vài chuyện khó khăn với độ rủi ro cao và chú ý cách họ phản ứng. Một người thiếu dũng cảm ngay cả bản thân còn khó lo toan, chứ đừng nói đến việc phải bảo vệ hay chăm sóc người khác.

5. Tính: Dùng men say để thăm dò lòng người

Người ta hay nói “nhìn chất rượu là biết tính người”, “say rượu nói lời thật lòng”. Bản chất thật sự của con người luôn được giấu kỹ trong đáy lòng. Rượu là chất xúc tác có thể mở ra cánh cửa tâm hồn, để họ nói ra lời thật lòng. Vì thế, hành vi và cách ứng xử trong lúc say sẽ phản ánh tính cách của một người.

Đừng xem thường cách nhìn người này! Bạn phải biết được một điều, văn thần võ tướng thời cổ đại cũng gây ra sai lầm dẫn đến cảnh máu chảy đầu rơi chỉ vì cái tên gọi là rượu.

6. Liêm: Ngay thẳng trước lợi ích bất chính

Con người sống trên đời ai cũng thích quyền lợi thuộc về mình. Thái độ của một người đối với các loại lợi ích có thể phản ánh được nhân phẩm của họ.

Người có tính cách trong sạch tuyệt đối sẽ không xiêu lòng trước tài lợi bất chính. Bản tính của con người là tham lam, nhưng lòng tham phải có chừng mực.

Từ xưa đến nay, chúng ta đã nghe rất nhiều câu chuyện dùng tiền để đo lòng người. Trong lịch sử, vô số những tên tham quan vì tiền mà đi ngược lại đạo đức, đương nhiên kẻ bị mê hoặc bởi đồng tiền sẽ không thể làm quan tốt.

7. Tín: Nói đi đôi với làm

Quan sát lời nói và hành vi của một người có đồng nhất hay không.

Người nói mà không làm nhất định sẽ đánh mất niềm tin của người khác. Chữ "tín" chính là nền tảng trong các mối quan hệ. Một người có thể đứng vững gót chân trong xã hội hay không còn phải xem họ có nói được làm được hay không.

Gia Cát Lượng là thần thoại về sự khôn ngoan. Bất kể là hành quân đánh giặc hay xử lý quốc vụ, ông đều có thể tìm ra được vô số nhân tài, vì thế nên mới có được phương pháp nhìn người độc đáo như vậy.

Bên cạnh đó, bạn không nên nghĩ phương pháp này đã quá lỗi thời vì được Gia Cát Lượng đề ra từ nghìn năm trước. “7 cách nhìn người” của ông vẫn còn giá trị sử dụng và ý nghĩa cực lớn đối với xã hội hiện đại.

Học được 7 phương pháp này, chúng ta có thể kết giao bạn bè, sử dụng người tài giỏi để gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và thương trường khốc liệt.

(Nguồn: Inka)