Nội dung liên quan (20)

Giới thiệu Mô hình Big-Five

Mô hình Big-Five được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp xác định tính cách người tham gia hay nhận diện các dạng tính cách (hiện và ẩn) của họ. Từ đó, hiểu bản thân nhiều hơn, sống và làm việc hạnh phúc hơn.

Mô hình Big-Five phản ánh 5 tính cách đặc trưng dựa trên những phát hiện từ một số nhà nghiên cứu độc lập vào cuối những năm 1950. Nhưng mô hình ngày nay được bắt đầu hình thành vào những năm 1990, và được áp dụng trên Trait-Map® của OD-Tools vào năm 2004 đến nay.

Lewis Goldberg, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Oregon, ông đã đặt tên cho mô hình “The Big Five” ngày nay. Bây giờ nó được coi là một thang đo tính cách chính xác và được tôn trọng, mô hình Big-Five sử dụng thường xuyên bởi các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp và trong nghiên cứu tâm lý.

Mô hình Big-Five dựa trên khoa học hành vi và xếp các hành vi đó vào một tính cách nhất định. Mô hình tính cách Big-Five đo lường 5 yếu tố chính của tính cách con người, mỗi một yếu tố đại diện cho một nhóm tính cách khác nhau, 5 tính cách đó bao gồm: Sự cởi mở; Sự tận tâm; Sự hướng ngoại; Sự dễ chịu; Sự nhạy cảm.

Ngoài ra, Mô hình Big-Five còn có tên gọi khác là “OCEAN” trong đó, O:Openness (Sự cởi mở), C:Coscientiouness (Sự tận tâm), E:Extraversion (Sự hướng ngoại), A:Agreeableness (Sự dễ chịu), N:Neuroticism (Sự nhạy cảm).

Hãy cùng chúng tôi khám phá ý nghĩa 5 yếu tố chính trong Big-Five đó là gì?

Mỗi người trong chúng ta sẽ có đầy đủ 5 đặc điểm tính cách này, chỉ có là tính cách nào vượt trội và tính cách nào ít thể hiện.

  • Sự cởi mở (Openness): Đặc điểm nhóm tính cách này tập trung vào phản ánh sự sáng tạo, trí tưởng tượng và thích phiêu lưu. Nếu bạn có chỉ số cao về tính cách này, bạn sẽ tò mò về thế giới và môi trường xung quanh, tận hưởng những trải nghiệm mới và ham học hỏi hay có tính cầu tiến cao.

Ngược lại, bạn có chỉ số điểm thấp bạn sẽ có tính cách hướng về không thích đổi mới, ngại tiếp thu ý tưởng mới và ít thay đổi, thực hiện theo lối mòn hay chú trọng truyền thống.

Chi tiết như sau, những người có tính cởi mở cao thường là:

    • Rất sáng tạo
    • Sẵn lòng thử những điều mới
    • Tập trung vào giải quyết những thách thức mới
    • Hứng thú khi nghĩ về các khái niệm trừu tượng

Những người có xu hướng cởi mở thấp thường là:

    • Không thích thay đổi
    • Không thích những thứ mới
    • Chống lại những ý tưởng mới
    • Không giàu trí tưởng tượng
    • Không thích các khái niệm trừu tượng hoặc lý thuyết
  • Sự tận tâm (Coscientiouness): Ở nhóm tính cách này, bạn sẽ có sự chu đáo, chuẩn bị kỹ càng (biết lập kế hoạch và thực hiện chúng) hay các hành vi hướng đến mục tiêu, có khả năng quan sát hay chú ý đến tiểu tiết, biết cách kiểm soát nóng giận và hiểu rằng hành vi và lựa chọn của bạn có thể ảnh hưởng đến người khác.

Ngược lại, nếu bạn có chỉ số điểm thấp bạn có nhiều khó khăn hơn với việc tổ chức và tập trung vào một mục tiêu. Bạn có xu hướng lộn xộn (lỏng lẻo), không thích cấu trúc và lịch trình. Bạn không đánh giá cao hoặc quan tâm đến hành vi của bạn ảnh hưởng đến người khác như thế nào.

Chi tiết như sau, những người có chỉ số tận tâm cao có xu hướng:

    • Dành thời gian chuẩn bị
    • Hoàn thành nhiệm vụ quan trọng ngay lập tức
    • Chú ý đến chi tiết
    • Thích có một lịch trình rõ ràng được lập ra

Những người có chỉ số tận tâm thấp có xu hướng:

    • Không thích cấu trúc và lịch trình
    • Làm việc khá lộn xộn và không quan tâm mọi việc 
    • Không cố gắng trả đồ vật về vị trí cũ 
    • Chần chừ các nhiệm vụ quan trọng
    • Không hoàn thành những việc họ phải làm
  • Sự hướng ngoại (Extraversion): Đặc điểm ở nhóm tính cách này bạn sẽ dễ nhận thấy ở mình những tính cách về sự quyết đoán, hòa đồng, nói hơi nhiều và thể hiện rõ cảm xúc hoặc bạn luôn thấy thoải mái khi ở trước đám đông và các tình huống xã hội khác.

Ngược lại, bạn có chỉ số điểm thấp hay có thể gọi là người hướng nội. Bạn sẽ có xu hướng tránh các tình huống xã hội vì bạn nhận thấy mất rất nhiều năng lượng để tham dự. Bạn ít thoải mái hơn khi nói chuyện về cá nhân, và cảm thấy thoải mái hơn khi lắng nghe người khác nói.

Chi tiết như sau, những người có xu hướng hướng ngoại cao thường: 

    • Tận hưởng việc là trung tâm của sự chú ý
    • Thích bắt đầu cuộc trò chuyện
    • Thích gặp gỡ những người mới
    • Có một vòng tròn xã hội rộng lớn gồm bạn bè và người quen
    • Dễ dàng kết bạn mới
    • Cảm thấy tràn đầy năng lượng khi họ ở xung quanh người khác
    • Nói trước khi họ nghĩ 

Những người có chỉ số hướng ngoại thấp thường có biểu hiện sau:

    • Thích sự cô độc hơn
    • Cảm thấy kiệt sức khi họ phải giao tiếp nhiều
    • Khó bắt đầu cuộc trò chuyện
    • Không thích những cuộc nói chuyện nhanh và linh hoạt 
    • Cẩn thận suy nghĩ mọi việc trước khi nói
    • Không thích trở thành trung tâm của sự chú ý
  • Sự dễ chịu (Agreeableness): Ở nhóm tính cách này Bạn sẽ thấy biểu hiện của các đặc điểm mô tả lòng tốt, lòng vị tha, mức độ tình cảm, sự tin tưởng, cảm thông hay những biểu hiện cơ bản của sự dễ chịu. Nếu Bạn có chỉ số cao về đặc điểm này bạn là một người thoải mái với việc tốt bụng và thân thiện với người khác, người khác luôn xem bạn rất hữu ích và hợp tác.

Ngược lại, nếu bạn đạt điểm thấp về đặc điểm này, bạn sẽ dễ bị thao túng hơn và thường không thân thiện với người khác. Bạn cũng có thể được coi là một người cạnh tranh hơn và ít hợp tác hơn.

Chi tiết như sau, những người có đặc điểm cao về sự dễ chịu:

    • Có một sự hứng thú tìm hiểu về người khác.
    • Chăm sóc người khác.
    • Cảm thấy đồng cảm và quan tâm đến người khác.
    • Thích giúp đỡ và đóng góp cho hạnh phúc của người khác.

Những người có đặc điểm thấp về sự dễ chịu:

    • Ít quan tâm đến người khác.
    • Không quan tâm đến cảm giác của người khác.
    • Ít quan tâm đến vấn đề của người khác.
    • Xúc phạm và coi thường người khác.
  • Sự nhạy cảm (Neuroticism): Nhóm tính cách này được xem là một đặc điểm mô tả sự ổn định cảm xúc tổng thể của một cá nhân. Nếu bạn có chỉ số cao về đặc điểm tính cách này, bạn có khuynh hướng buồn bã, ủ rũ và cảm xúc không ổn định (cáu kỉnh) hay suy nghĩ tiêu cực.

Ngược lại, bạn có điểm số thấp về đặc điểm này được coi là ổn định, kiên cường hơn về mặt cảm xúc.

Chi tiết như sau, những người mắc chứng nhạy cảm cao có xu hướng:

    • Trải qua nhiều căng thẳng
    • Lo lắng về nhiều thứ 
    • Dễ dàng cảm thấy buồn phiền
    • Trải nghiệm những thay đổi đáng kể trong tâm trạng
    • Bồn chồn, lo lắng

Những người có chỉ số thấp trong đặc điểm này thường biểu hiện như sau:

    • Ổn định về mặt cảm xúc
    • Đối phó tốt với căng thẳng
    • Hiếm khi cảm thấy buồn hay thất vọng
    • Không lo lắng nhiều

Với nhiều nghiên cứu khóa học cho thấy, tính cách của một người được hình thành bởi 2 yếu tố: sinh học (di truyền) và môi trường sống. Hai yếu tố này có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi yếu tố trong Big-Five. Điều đó chứng minh rằng, đặc điểm tính cách của một người có thể thay đổi nhưng tính cách thì không thay đổi.

Ví dụ: Một người hướng ngoại sẽ luôn hướng ngoại, nhưng theo thời gian và kinh nghiệm sống tích lũy nhiều hơn, tính cách hướng ngoại sẽ thể hiện ở mức độ sâu sắc, chuẩn mực hơn. Việc chúng ta nên làm là điều chỉnh những hành vi quá mức hoặc quá ít ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách, giúp người tham gia hiểu chính mình và sống hạnh phúc hơn.

Hãy nhớ rằng, đặc điểm tính cách chỉ là những phạm trù chung – nó không thực sự miêu tả hay định nghĩa một người hoàn chỉnh, cũng không nắm bắt được sự phức tạp của hầu hết tính cách của mọi người. Thay vào đó, hãy nghĩ về chúng như một phương pháp đặt tên tiện dụng để hiểu rõ hơn về bản thân và người khác.

Mô hình Big-Five được áp dụng như thế nào?

Mô hình Big-Five được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, giúp xác định tính cách người tham gia hay nhận diện các dạng tính cách (hiện và ẩn) của họ. Từ đó, hiểu bản thân nhiều hơn, sống và làm việc hạnh phúc hơn.


SPRINGO ĐÀO TẠO - TƯ VẤN HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC - QUẢN TRỊ - PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI & TỔ CHỨC.

Hotline Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp: 0969 798 944 (zalo, call, nhắn tin...)

Hotline các khóa Huấn luyện/Đào tạo: 0984 394 338 (zalo, call, nhắn tin...)

Email: hrspring.vn@gmail.com

Địa chỉ: KĐT Vinhome Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội