KỸ NĂNG QUAN TRỌNG CỦA LÃNH ĐẠO

Mọi người tự nhiên bị cuốn hút bởi người lãnh đạo sâu sắc, thấu cảm, giỏi kiểm soát, tự nhận thức và sẵn sàng nhận trách nhiệm cho hành động của mình.

Tại sao Trí thông minh cảm xúc trở thành một kỹ năng chủ chốt của Lãnh đạo?

 

Mọi người tự nhiên bị cuốn hút bởi người lãnh đạo sâu sắc, thấu cảm, giỏi kiểm soát, tự nhận thức và sẵn sàng nhận trách nhiệm cho hành động của mình. Nói cách khác, trí thông minh cảm xúc đã trở thành kỹ năng nòng cốt của lãnh đạo.

Tuy nhiên, mới 30 năm trước đây chúng ta mới ta có thể nói rõ được tầm quan trọng của trí thông minh cảm xúc đối với lãnh đạo. Gần đây chúng ta cũng đã bắt đầu chú ý nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc trong quản trị.

Phẩm chất nào tạo nên một người có trí thông minh cảm xúc? Mối quan hệ giữa trí thông minh cảm xúc và lãnh đạo hiệu quả? Quan trọng nhất là liệu người ta có thể học và luyện tập trí thông minh cảm xúc không? Hay đó là một phẩm chất đã được cố định từ trước đó?

Trí thông minh cảm xúc là gì?

Khái niệm truyền thống của trí thông minh là bạn giỏi học – hiểu - ứng dụng kiến thức và thông tin thì thông minh cảm xúc nghĩa là bạn giỏi nhận ra cảm xúc và kiểm soát chúng. Trí thông minh cảm xúc được viết tắt là EI hoặc EQ, lãnh đạo có trí thông minh cảm xúc cao có thể ứng dụng những kỹ năng quản lý cảm xúc với chính họ và với mọi người xung quanh.

Lý thuyết trí thông minh cảm xúc được nhà tâm lý học Daniel Goleman phổ biến vào năm 1995. Năm 1998, trong một tạp trí của Trường Kinh doanh Harvard mang tên “Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo?”, ông Daniel Goleman đã chia trí thông minh cảm xúc thành năm trụ cột quan trọng:

  • Nhận thức bản thân: Khả năng nhận ra cảm xúc của chính mình và ảnh hưởng của chúng lên bản thân và người khác;
  • Kiềm chế bản thân: Khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân để tạo ra kết quả hành vi tích cực hơn;
  • Động lực: Có động lực bên trong mạnh, không phụ thuộc yếu tố bên ngoài như tiền – sự chú ý của người khác hay sự thăng tiến;
  • Sự thấu cảm: Khả năng hiểu rõ cảm xúc và quan điểm của người khác;
  • Kỹ năng xã hội: Giỏi giao tiếp, xây dựng mối quan hệ lâu dài, giỏi thuyết phục, tạo ảnh hưởng, xử lý tốt xung đột mang lại kết quả tích cực.

Tại sao EQ lại quan trọng với Lãnh Đạo?

Để hiểu đầy đủ về lợi ích của trí thông minh cảm xúc ở các vị trí quản lý lãnh đạo, chúng ta cần xem xét giá trị của cả năm trụ cột của trí thông minh cảm xúc.

1. Tầm quan trọng của Nhận thức Bản thân

Nhận thức bản thân là điều kiện tiên quyết cho tự kiểm soát. Ngoài việc nhận ra cảm xúc của mình đúng lúc, tự nhận thức là khả năng nhận ra cảm xúc có ảnh hưởng như thế nào tới hành vị của mình và tác động của cảm xúc đến mọi người xung quanh.

Lãnh đạo có nhận thức bản thân cao có thể nhận ra hậu quả của cảm giác của họ, hiểu được tinh thần trong mối quan hệ, đánh giá tình huống khách quan hơn và nhận ra thế mạnh và điểm yếu của mình.

2. Tầm quan trọng của Kiềm chế bản thân

Kiềm chế bản thân hay tự kiểm soát, bao hàm khả năng bình tình trong các tình huống cẳng thẳng và kiểm soát tốt cơn giận trong xung đột giữa các cá nhân. Bằng việc tự kiểm soát như vậy, bạn có khả năng hành xử hiệu quả hơn và bày tỏ được bản thân một cách hiệu quả.

Tự kiềm chế rất quan trọng trong việc xây dựng chứ không phải là phá bỏ các mối quan hệ. Người quản lý biết tự kiềm chế hiếm khi ra quyết định bốc đồng hay “dính vào” các cuộc bùng nổ cảm xúc. Kết quả là, những người mà họ lãnh đạo có thể tin tưởng họ là những người có thể đoán trước, công bằng và chu đáo về hành vi của họ.

Nhận thức bản thân là điều kiện tiên quyết cho tự kiềm chế.

3. Tầm quan trọng của Động lực

Động lực bên trong giúp bạn tập trung vào các mục tiêu, bất kể những phản hồi từ bên ngoài. Điều đó nghĩa là động lực được duy trì qua các lần thất bại và thử thách và không bị trệch hướng khỏi những điều quan trọng nhất.

Những lãnh đạo có EQ cao không được chèo lái bới những động lực bên ngoài như sự chú ý của người khác, tiền hay sự thăng tiến. Thay vào đó, họ có động lực bên trong mạnh mẽ, như niềm khao khát học hỏi, theo đuổi giá trị cá nhân hoặc đạt được tầm nhìn. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất cá nhân của họ cũng có xu thế hướng vào bên trong.

Những lãnh đạo có động lực bên trọng cũng là những lãnh đạo đầy đam mê và lãnh đọa đam mê thì có xu hướng tạo ra hiệu ứng lan tỏa khi chúng ta nói đến động lực. Họ giỏi chia sẻ tầm nhìn và sự lạc quan của họ, những điều này sẽ nâng cao đạo đức nhân viên và họ có thể thúc đẩy chính họ và người khác đạt được nhiều thành tích hơn.

4. Tầm quan trọng của Sự thấu cảm

Sự thấu cảm nghĩa alf nhìn mọi thứ thứ quan điểm – góc nhìn của người khác. Hiểu được tại sao người khác cư xử và đáp lại theo cách mà họ có thể làm để hướng đến một kết quả.

Những lãnh đạo thấu cảm tốt có thể xử lý xung đột và đánh giá sự công bằng chính xác hơn. Khả năng nhận biết của họ cũng giúp họ ngăn chặn xung đột  bằng việc nhận ra hoặc thậm chí đoán được cảm xúc của người khác xung quanh. Họ khiến những người theo họ cảm thấy được quan tâm, được ủng hộ và được coi trọng, những điều này mang lại kết quả là đạo đức nghề nghiệp cao hơn, có động lực và thỏa mãn nghề nghiệp. Do đó, những cảm giác đó dẫn tới nâng cao sự gắn kết nhân viên, thành tích và giữ chân nhân tài.

5. Tầm quan trọng của Kỹ năng xã hội

Người lãnh đạo có kỹ năng xã hội tuyệt vời là người giỏi truyền tải quan điểm và ý tưởng chính xác tới người khác và tìm ra được sân chơi chung. Họ cũng giỏi giải quyết xung đột giữa các cá nhân, nuôi dưỡng sự tin cậy và xây dựng các mối quan hệ vững chắc.

Tất cả năm trụ cột này giúp nâng cao hiệu quả quản lý trong việc thiết lập mục tiêu nhóm, vượt qua các rào cản và tạo ta sự cộng tác hiệu quả.

Chúng ta có thể học được trí thông minh cảm xúc không?

Đôi khi, những lãnh đạo hiệu quả dường như có một khả năng diệu kỳ, khi mà trong thực tế, họ chỉ giỏi ở những năng lực và kỹ năng cụ thể. Tin vui là bất kỳ ai cũng có thể phát triển và nâng cao những kỹ năng và năng lực đó:

Nhà lãnh đạo có thể nâng cao tự nhận thức bằng cách ghi chép nhật ký, tìm kiểm những phản hồi chân thành từ người khác và chú ý đến những cảm xúc, tư duy và hành vi của mình.

Nhà lãnh đạo có thể năng cao khả năng tự kiềm chế bằng cách dừng lại để bình tĩnh trước khi đáp lại, giữ cho bản thân có trách nhiệm với những sự phản hồi tới những tình huống nhiều cảm xúc và chú ý tới những mô hình nhận thức sai lệch.

Nhà lãnh đạo có thể nâng cao động lực bên trong bằng cách khám phá cách thức mà công việc của họ kết nối với những ý tưởng và đam mê của họ như thế nào. Họ cũng có thể thực hành thiết lập và đã đạt được mục tiêu được lập kỹ càng.

Nhà lãnh đọa có thể nuôi dưỡng khả năng thấu cảm bằng cách đặt họ vào vị trí người khác, tự giáo dục về những quan điểm và thử thách của người khác với họ; thường xuyên xem xét quan điểm của người khác. Thật hữu ích khi thực hành “đọc cảm xúc” qua ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, sự lựa chọn từ ngữ và những dấu hiệu khác.

Nhà lãnh đạo có thể năng cao kỹ năng xã hội bằng cách thực hành các kỹ năng giao tiếp bằng lời và không bằng lời nói, học cách lắng nghe chủ động, các kỹ thuật xử lý xung đột và cố gắng thể hiện sự quan tâm thật lòng tới người khác.

Phát triển trí thông minh cảm xúc và Hiệu quả lãnh đạo

Lãnh đạo hiệu quả, dù trong ngữ cảnh quản lý một nhóm hay dẫn dắt một tổ chức, đòi hỏi bộ kỹ năng rộng lớn, tất cả những kỹ năng này cần thực hành. Rất dễ phớt lờ đi trí thông minh cảm xúc để ủng hộ cho nhiều kỹ năng cụ thể hơn như quản lý thời gian hay ngân sách. Tuy nhiên, năm trụ cột của trí thông minh cảm xúc là nền tảng cho truyền cảm hứng, tạo động lực và dành được sự trung thành của người khác.

            Nguồn: Ngô Xuân Nghiệp

            Giảng viên EQ và Thuật lãnh đạo

Thông tin khác (19)