BẠN ĐÃ TÌM ĐƯỢC IKIGAI CHO BẢN THÂN ?

Cuộc đời con người đôi lúc có những giai đoạn khủng hoảng, nếu bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh này chắc hẳn các bạn rất hiểu cảm xúc đó như thế nào? Nếu hiện tại bạn đang ...

Cuộc đời con người đôi lúc có những giai đoạn khủng hoảng, nếu bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh này chắc hẳn các bạn rất hiểu cảm xúc đó như thế nào? Nếu hiện tại bạn đang khủng hoảng, thì hãy tĩnh tâm đọc những điều dưới đây, đây là 4 bước căn bản để bạn thấu cảm bản thân mình, để xác định được con đường mình đi. Chắc chắn sẽ có những gợi mở cho bạn về con đường bạn lựa chọn.

----

Nào bước đầu tiên, BẠN ĐÃ TÌM ĐƯỢC IKIGAI CHO BẢN THÂN.

Khái niệm Ikigai là mấu chốt để người Nhật tìm ra sự hài lòng và ý nghĩa của cuộc sống, trong đó không đơn thuần về tiền bạc, hay đam mê.

Ikigai không chỉ là vấn đề liên quan đến tài chính. Nó hàm nghĩa sâu xa hơn rất nhiều, nó có ý nghĩa giúp bạn thấy hạnh phúc và có động lực trong công việc và cuộc sống. 

Tìm ra được ikigai của chính mình có thể là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự phản chiếu của mong muốn và nhu cầu trong mọi lĩnh vực đời sống. Nói ngắn gọn, nó trả lời cho câu hỏi: "Mình nên làm gì với cuộc đời mình?"

Đây chính là câu hỏi mà rất nhiều người vật vã cả đời, thậm chí cho đến năm ngoài 30 hoặc 35,40 tuổi thì mới nhận ra mình có 1 khao khát, mong muốn điều gì đó…. Một số người tìm ra và khao khát về 1 sứ mệnh nào đó cụ thể, nghề nghiệp nào đó cụ thể hoặc đam mê ngay khi còn trẻ, thể hiện rõ nét thích gì, muốn làm gì…..nhưng cũng nhiều người khác dành phần lớn thời gian cuộc đời để tìm ra cái thực sự làm họ hạnh phúc là gì?

Trong văn hoá Nhật Bản, ikigai bao gồm: Điều bạn yêu thích (Đam mê và sứ mệnh), Điều bạn làm giỏi (Đam mê và nghề nghiệp), Điều giúp bạn kiếm ra tiền (Chuyên môn và kỹ năng), Điều xã hội cần (Sứ mệnh và kỹ năng).

Nghĩa là bạn yêu thích công việc mà bạn thấy mình có sứ mệnh gắn liền với nó.

Khi bạn yêu thích công việc thì bạn sẽ toàn tâm toàn ý với nó bằng sự đam mê

Và khi bạn đam mê, bạn sẽ làm việc bằng trí tuệ, bằng sự nỗ lực không ngừng...để từ đó nó cũng là nguồn thu nhập của bạn.

Tuyệt vời hơn nữa nếu bạn có công việc bạn yêu thích đó mà xã hội cũng rất cần.

Vậy làm thế nào để đạt được ikigai?

Ikigai thực sự đạt được khi tất cả các lĩnh vực trên gặp nhau tại chính giữa để có một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Ví dụ, bạn có thể theo đuổi điều mình yêu thích và điều xã hội cần, nhưng có thể không mang lại tiền bạc cho bạn.

Ngược lại, bạn có thể làm ra rất nhiều tiền và làm cái bạn giỏi, nhưng thẳm sâu trong lòng, bạn vẫn thấy trống rỗng và không trọn vẹn. (Điều này ít khi được nhận ra cho đến khi….)

Theo đuổi ikigai của bản thân là một thử thách, nhưng khiến bạn sống tích cực hơn. Bởi vì bạn có điều gì để mà phấn đấu và phát triển bản thân. Vậy thì phải bắt đầu từ đâu? 

Hãy tự hỏi mình bắt đầu từ những câu hỏi cơ bản trong biểu đồ ikigai, từ đó đi vào cụ thể hơn. 

Ikigai không thể đạt được trong một sớm một chiều, và ikigai không có nghĩa là sẽ mang lại stress cho bạn. Điều nó nhắc nhở bạn là trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều nhu cầu khác nhau để tạo nên một bản thể hoàn chỉnh.

Với mỗi quyết định, bạn nên cân nhắc các lĩnh vực khác trong biểu đồ ikigai. Không hẳn cái gì đam mê cũng tốt, nếu nó không mang lại tiền bạc cho bạn, hoặc bạn không nỗ lực để có các kỹ năng  thực hiện được điều đó.

Ikigai đối với người Nhật

Ở Nhật Bản, ikigai không chỉ áp dụng trong công việc. Trên thực tế, chưa đến một nửa trong số 2.000 người Nhật được phỏng vấn năm 2010 cho rằng công việc là ikigai của họ. Triết lý sống bắt nguồn từ thời Heian (năm 794-1185), có thể áp dụng đối với sở thích, hoặc cách sống sau khi nghỉ hưu.

Điều quan trọng cần nhớ, ikigai không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải được hạnh phúc. Nó là kim chỉ nam để bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn, đưa bạn đến nơi bạn muốn. Và hơn cả, hãy lắng nghe bản thân mình. Nếu mình không biết làm thế nào để bản thân hạnh phúc thì có thể chúng ta cũng chưa giúp đỡ được người khác hạnh phúc.

"Trực giác và sự tò mò là những sức mạnh nội tại giúp chúng ta kết nối với ikigai của mình", tác giả Hector Garcia và Francesc Miralles viết trong cuốn sách Ikigai: Bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc dài lâu của người Nhật.

Để viết cuốn sách này, hai tác giả đã đến Okinawa, nơi có những người sống thọ nhất thế giới. Họ phỏng vấn người dân ở đó về bí quyết để hạnh phúc, sau đó tập hợp lại để tìm ra ikigai của mỗi người.

Tất cả bắt đầu từ bạn. Nếu bạn muốn cải thiện tổ chức, bạn cần cải thiện chính mình

Steve Job: Cách duy nhất bạn làm tốt công việc là yêu thích công việc bạn đang làm.

Khổng Tử đã từng nói: Nếu làm công việc mình yêu thích thì bạn không phải làm việc 1 ngày nào trong đời. Chúng ta hãy tập thói quen thử cái mới: đi nhiều và trải nghiệm nhiều hơn.

Tìm lại sở thích, vì sở thích có thể dẫn tới nghề nghiệp. Tôi nhớ đã đừng đọc được ở đâu đó rằng: “Từ 60 tuổi có thể chúng ta đã phải sống trong 1 chiếc hộp. Vậy tại sao chúng ta không dành thanh xuân để thỏa sức với bản thân, làm những điều có ý nghĩa và giá trị?”

Rũ bỏ áp lực: Hãy yêu thích công việc mà không cần là sản phẩm hay ngành nghề mình đang học. Nếu thấy mất động lực và không có hứng thú thì hãy cứ làm bất cứ việc gì đó: Dù bạn có làm gì, hãy đừng giậm chân tại chỗ (Steve Jobs)

Phải cảm hứng với công việc mình đang làm thì mới có thể mang người khác trong chuyến hành trình này. Lãnh đạo cuốn hút con tim và khối óc.

Cũng theo  1 nghiên cứu của Gallup: 2013: Tại Mỹ 13% người đầu tư cảm xúc trong công việc/ tổng 100%

Chúng ta hãy thử đặt câu hỏi: Cuối cuộc đời này mình muốn được nhớ đến vì điều gì? 10 công ty nào mà mình muốn làm việc cho họ? Làm việc gì để có hạnh phúc? đây chính là gợi ý cho các bạn về công việc và niềm đam mê.

Đừng để thực tại làm cản trở ước mơ: Ai cũng có hóa đơn phải trả hàng ngày, mọi thứ đều đắt đỏ, nhà cửa, đi lại, học hành, con cái, sức khỏe....Đặt câu hỏi: Việc mình đang làm có trang trải cho cuộc sống của mình và gia đình? Việc đam mê này có hướng đến phần thưởng tài chính thiết yếu hay không? Việc mình làm có khiến mình tận hưởng hết mình hay không?

Tìm lại sở thích: Ví dụ bạn thích làm Marketing, trong khi công việc thực tế là nhân sự, nếu bạn vẫn thích công ty này, bạn có thể chuyển bộ phận hoặc tham gia 1 dự án Marketing. Vì kinh nghiệm ở nhiều bộ phận khác nhau cho bạn điểm nhìn rộng hơn và cơ sở kinh nghiệm lớn hơn để học hỏi, bạn không chỉ nhìn thấy đam mê mới mà còn có lợi ích cho bạn sau này.

Khi thử 1 vị trí mới hãy toàn tâm toàn ý cho nó.

Thành thạo dẫn tới đam mê: Chúng ta nỗ lực trở thành chuyên gia cho công việc hiện tại. Không cần giỏi quá nhiều thứ cùng lúc. Bạn giỏi 1 thứ thì những thứ khác sẽ trở nên dễ dàng khi bạn để tâm tới nó. 

Nhưng nếu không thử thách thì sẽ không thể biết mình có phù hợp và có khả năng hay không? kiếm tiền từ nó được hay không? 

Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ.


SPRINGO ĐÀO TẠO - TƯ VẤN HỆ THỐNG CHIẾN LƯỢC - QUẢN TRỊ - PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI & TỔ CHỨC.

Hotline Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp: 0969 798 944 (zalo, call, nhắn tin...)

Hotline các khóa Huấn luyện/Đào tạo: 0984 394 338 (zalo, call, nhắn tin...)

Email: hrspring.vn@gmail.com

Địa chỉ: KĐT Vinhome Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội